Suốt quá trình niềng, không chỉ răng mà lợi, hàm cũng đều có sự chuyển biến nhất định. Trong đó lợi trùm là một trong những vấn đề mà nhiều người gặp phải. Vậy bị lợi trùm khi niềng răng phải làm sao? Có cách nào phòng tránh hiệu quả không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những vấn trên.
Mục lục
1. Lợi trùm là gì?
Lợi trùm (hay viêm lợi trùm) là một dạng bệnh lý liên quan đến quá trình phát triển của răng khôn. Phần lợi trên mặt răng khôn sẽ gây cản trở, khiến răng khôn không thể mọc lên bình thường. Chiếc răng khôn sẽ tiếp tục mọc và đâm vào phần lợi, gây cảm giác khó chịu cho người mắc. Cũng vì lý do này mà những người trong độ tuổi từ 20 đến dưới 40 rất dễ bị lợi trùm do đây là giai đoạn nhiều người mọc răng khôn.
Biểu hiện của lợi trùm có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường và thường giống với biểu hiện của mọc răng khôn. Những dấu hiệu ban đầu thường là vùng lợi trong cùng của hàm sưng tấy, đỏ và đau nhức, trong một số trường hợp, có thể có mủ chảy ra khi ấn vào.
Khi bệnh nhân bị lợi trùm, việc ăn uống, giao tiếp thậm chí là việc há miệng cũng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, lợi trùm còn gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt và làm việc của người người mắc. Trong trường hợp nghiêm trọng có sốt, khó chịu và sưng hạch ở cổ. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tái phát trong thời gian dài.
Về cấp độ, lợi trùm có 2 loại đó là cấp tính và mãn tính:
- Viêm lợi trùm cấp: Chỉ xuất hiện trong thời gian ngày có thể một vài ngày hoặc vài tuần. Những dấu hiệu ban đầu có thể là sốt, khó chịu hoặc sưng hạch ở cổ.
- Viêm lợi mãn tính: Các triệu chứng thường kéo dài từ 1 đến 2 ngày, nhưng có thể tái phát từng đợt.
Đọc thêm: Chảy máu chân răng khi niềng có sao không?
2. Nguyên nhân và cách phòng tránh lợi trùm khi niềng răng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lợi trùm khi niềng răng, một người có thể mắc phải một hay nhiều nguyên nhân kèm theo đó. Những nguyên nhân có thể kể đến đó là:
2.1. Răng khôn mọc lệch
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng trùm lợi khi niềng răng. Đó là khi răng khôn mọc lên nhưng không được xử lý kịp thời dẫn đến tình trạng răng khôn đâm vào các vùng lợi xung quanh gây ra cảm giác đau và viêm nhiễm lợi.
Để tình trạng này không xảy ra, bạn cần đảm bảo thực hiện lịch tái khám tại nha khoa để bác sĩ có thể sớm phát hiện ra nếu có răng khôn đang phát triển. Với trường hợp răng khôn mọc chéo, ảnh hưởng đến các răng khác, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định nhổ răng khôn. Việc nhổ răng khôn khi niềng diễn ra rất nhẹ nhàng nhờ có sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại nên bạn không cần lo lắng.
2.2. Vệ sinh răng miệng không đảm bảo
Khi niềng răng, việc xuất hiện của các khí cụ trong khoang miệng sẽ làm cản trở việc vệ sinh răng miệng. Khi thức ăn không được làm sạch hoàn toàn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tích tụ lại và tấn công các mô lợi rồi gây viêm nhiễm.
Để hạn chế tối đa, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, duy trì thói quen này sau mỗi bữa ăn và sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc chuyên dụng cho người niềng như: máy tăm nước, tăm chải kẽ, bàn chải điện,…
2.3. Thực hiện sai kỹ thuật niềng răng
Nếu lựa chọn không đúng phòng khám nha khoa, bác sĩ tay nghề chưa tốt hoặc thiết bị phục vụ không đảm bảo cũng dễ dẫn đến hiện tượng lợi trùm. Nhất là khi bác sĩ gắn mắc cài không cẩn thận hay dùng lực siết quá mạnh sẽ gây ra sưng lợi và đau nhức.
Một cách đơn giản để phòng ngừa vấn đề này đó làm lựa chọn một nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng cũng như một bác sĩ có chuyên môn cao để thực hiện niềng răng. Có như vậy mới thực sự đảm bảo được sức khỏe răng miệng và một kết quả niềng răng như mong muốn.
Có thể bạn quan tâm: Bác sĩ niềng răng giỏi tại Hà Nội
2.4. Cơ thể thiếu dinh dưỡng
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến lợi trùm, đặc biệt là khi cơ thể thiếu hụt các chất Vitamin C hoặc canxi. Khi thiếu đi những chất này cũng làm lợi yếu hơn bình thường nên gặp phải tình trạng viêm lợi, viêm nha chu và cả lợi trùm.
Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình niềng răng là rất quan trọng. Mặc dù khi niềng, cảm giác vướng víu trong miệng sẽ giảm cảm giác ngon miệng, nhất là trong thời gian đầu làm quen với niềng. Nhưng bạn vẫn cần ăn uống đủ chất, bạn có thể chế biến những món ăn mềm, xốp và phù hợp với sở thích để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
2.5. Bị lợi trùm khi niềng răng phải làm sao?
Khi bị lợi trùm, thức ăn và đồ uống có nhiều khả năng dính vào giữa nướu và răng nên làm sạch răng và nướu trong thời gian này là rất khó khăn. Nếu những mảnh vụn thức ăn này bị mắc trên răng quá lâu, chúng có thể kết hợp với axit trong nước bọt để hình thành vi khuẩn, gây nhiễm trùng và khiến lợi bị sưng tấy. Do đó, việc điều trị lợi trùm kịp thời là rất quan trọng: vừa tránh để lợi viêm nhiều hơn và vừa ảnh hưởng đến tiến độ niềng răng.
Khi phát hiện các dấu hiệu bị trùm lợi bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến phòng khám bạn đang niềng răng để được giúp đỡ. Càng được điều trị sớm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu vì bạn sẽ không phải chịu cảm giác khó chịu và việc ăn uống cũng dễ dàng hơn.
Nếu chỉ bị viêm nhẹ, bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên không nên tự ý dùng thuốc mà phải có sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn. Bạn cũng có thể súc miệng bằng nước muối loãng để giảm viêm, giảm sưng. Thường xuyên uống nước ấm cũng làm dịu đi cảm giác khó chịu ở lợi.
Trong trường hợp lợi bị viêm nặng hơn thì cần có phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể, sau khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang để xác định vị trí của răng khôn sau đó tư vấn và đưa ra biện pháp tốt nhất để điều trị. Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học, y học việc điều trị lợi trùm không hề khó khăn vì lợi trùm cũng không phải một bệnh lý nguy hiểm. Để khắc phục tình trạng này cắt lợi trùm là phương pháp tối ưu nhất, tuy nhiên sẽ có có 2 trường hợp như sau:
– Theo kết quả X-quang, nếu răng khôn không mọc lệch và thẳng hàng cùng với các răng khác thì có thể dễ dàng tiến hành cắt bỏ phần lợi trùm.
– Trường hợp 2 đó răng khôn mọc lệch, chèn, gây đau và ảnh hưởng đến các răng khác thì không nên dùng biện pháp cắt lợi trùm. Nguyên nhân là vì có cắt bỏ đi phần lợi trùm thì cũng dễ bị viêm nướu, sâu răng, viêm tủy răng, gây ảnh hưởng đến kết cấu các răng xung quanh nên hoàn toàn không có hiệu quả. Với trường hợp này, phương pháp tốt nhất đó là nhổ chiếc răng khôn đó đi để giải quyết triệt để vấn đề.
Nói chung, bị lợi trùm khi niềng răng không hề nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ. Điều quan trọng nhất là việc lựa chọn cho mình một phòng khám nha khoa tốt để niềng răng cũng như điều trị các vấn đề về răng phát sinh trong suốt quá trình niềng. Cuối cùng, chúng tôi mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ có ích với bạn nếu như đang gặp phải tình trạng bị lợi trùm khi niềng.
Đọc tiếp bài viết: Niềng răng khiến răng bị rụng sớm – giải mã lầm tưởng của nhiều người
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page